top of page

Tháp chàm Poshanư - biểu tượng của văn hóa dân tộc

Updated: Aug 3, 2021

[ bức thư gửi tôi 24 ]


Từ thời còn là học sinh trung học, tôi đã được nghe và học nhiều điều về thuở khai sinh lập ấp, về câu chuyện và những cuộc viễn chi thu phục của các vua chúa đằng ngoài những thế kỉ trước. Đó không chỉ dừng lại ở những cuộc viễn chinh, đó là một công cuộc tiếp cận những nền văn hóa mới. Khi văn hóa của các triều đại đằng ngoài thường thiên về tính giáo lý Khổng Tử, những văn hóa thời dựng nước, còn ở miền nam, đằng ngoài lại chịu nhiều ảnh hưởng từ văn hóa Chăm - Khơ Me, hệ văn hóa Người Ấn, đó là lý do chính vì sao ở những địa phương phía nam, thường có sự pha trộn văn hóa đặc biệt, tuy nhiên vẫn giữ nguyên hình thức cốt lõi mà cha ông họ để lại. Văn hóa dân tộc Chăm ở Phan Thiết - Binh Thuận cũng thế, dù có nhiều pha trộn nhưng vẫn giữ nguyên tính truyền thống về mặt vật thể và phi vật thể.

Điển hình cho lối văn hóa ấy, mà chính tôi cho là tiêu biểu và đại diện cho hình thức vật thể là sự tồn tại của tháp chàm Poshanư. Tháp nằm cách không xa Làng Chài Mũi Né, bên con đường dẫn vào khu du lịch. Nằm trên gò đất cao, là nơi đón những ánh nắng đầu tiên của khu vực, quần thể tháp chàm rộng lớn, bao gồm hai tòa tháp chính và các hạng mục đi kèm, tháp chính cao 15, theo hình tứ giác với cửa chính hướng về phái mặt trời mọc, bên cạnh pháp là một tháp phụ khá nhỏ cao khoảng 4m, tòa tháp còn lại ở các khá xa so với pháp chính, bé hơn, cao khoảng 12m. Xung quanh là cảnh quang cây cối và sân bãi cho cách hoạt động tâm linh khác. Là tòa tháp đặc trưng của văn hóa Chăm Pa tồn tại xa nhất về phía nam của dải dất duyên hải miền trung, tồn tại hằng trăm năm, vì thế nơi đây đã trải qua biết bao nhiêu nốt thăng trầm của lịch sử, những đấu tích hằng lên mình tháp khiến chúng bị mai một đi rất nhiều. Ban quản lý di tích đã trùng tu đến nay được hai đợt và phần nào đó khôi phục được tính nguyên vẹn, nguyên trạng của di tích. Mang trong mình màu đỏ gạch, nơi đây được cho là đẹp nhất vào mỗi buổi sáng hoặc mỗi khi chiều tà, vì lúc này chúng được hứng trọn những “màu nắng” rõ nhất, vàng vàng, tô điểm thêm màu đặt trưng của tháp. Du khách có thể thăm quan nơi đây với mỗi giá vé mệnh giá 15.000 VNĐ. Ở đây có thể tiếp nhận được rất nhiều du khách một lúc nên thường được xuất hiện trong các tour du lịch trải nhiệm văn hóa, rất dáng để cân nhắc cho môi trường giáo dục tìm hiểu lịch sử từ phía các nhà trường.

Vì đã được công nhận là di tích cấp quốc gia, vì thế quần thể được bảo vệ và trung tu thường xuyên, cảnh quang được chú trọng. Để thực hiện những công việc ấy, không thể thiếu những công nhân ở đây, trong đó có chú Hương, người tôi mới quen khi khám phá nơi đây. Chẳng phải quen biết trước, nhưng vô tình gặp chú và được nói chuyện với chú thật thú vị. Chuyện là một anh chàng lang thang tìm hiểu di tích vào lúc mặt trời vừa đứng bóng, oi ải, thế là tôi tấp một bóng mát ngồi, thấy chú có vẻ trầm tư, trộm nhìn tôi vì khi ấy có mỗi tôi ở khu di tích, chắc lại nghĩ tôi phá phách gì đó, nên tôi mạnh dạng nói chuyện trước với chú...

Chú Hương là người dân bản địa, nhưng không phải là người chăm, vì gia chình chú đã ở đây từ nhiều thế hệ trước, nên với dòng chảy của thời gian, chú cũng đã dần trở thành người con của đất biển Bình Thuận. Công tác tại đây tới nay đã được 3 năm, chú luôn làm tốt nhiệm vụ của một người bảo vệ. Ngoài bảo vệ, có khi chú bất đắc dĩ sẽ làm người thuyết minh, chí ít là đối với tôi, vì tôi nhờ chú làm hướng dẫn viên bất đắc dĩ với tôi. Cũng từ chú mà tôi được biết nhiều hơn về nơi này, về lịch sử và những câu chuyện thú vị, ý nghĩa về chúng.

Chú kể…

Được xây dựng vào cuối thế kỉ IX để thờ thần Shiva, sau đó vào thế kỉ XV được xây dựng bổ sung để thờ công chúa Poshanư, Công chúa Poshanư – con vua Para Chanh, được đức vua Chăm thời ấy yêu mến hết mực, vì bà đã có nhiều công lớn trong cuộc xây dựng đất nước. Từ cách chỉ dân chúng các trồng lúa nước, dệt vải, thổ cẩm, trồng chọt chăm nuôi, bà được đánh giá là cô công chú tài đức vẹn mười. Hằng năm, vào mỗi dịp tết (Păng-Katê và Păng-Chabư), ngày dỗ của bà, dân chúng ở đây thay nhau dâng cúng vật phẩm, nhộn nhịp như một lễ hội và được duy trì tới tận bây giờ. Từ đó dần dần được coi là một nét văn hóa tín ngưỡng được bà con nơi đây coi trọng và ăn sâu vào tiềm thức. Người dân nơi đây coi ngôi tháp như một tấm phù hộ mệnh, là vị thần cầu an cho những chuyến dài giông biển. Cầu cho được mẻ lưới to, sóng yên, cầu cho mưa thuận gió hòa, cả năm ôn hòa kiếm sinh kế, cầu cho hạnh phúc ấm no, an nhiên mọi người.

Chú nhớ về những ngày công tác của mình, chú có kể về những ngày tết của người Chăm ở đây, đó là tết Păng-Katê và Păng-Chabư. Khác với người kinh, người chăm có hai tết quan trọng trong năm tết Katê là để tưởng nhớ những người có công dựng nước, tết Chanbư để cúng tế vị nữ thần Pô Giang. Người Chăm ăn tết rất lâu có khi cả tháng tùy thuộc và điều kiên kinh tế. Nhưng điều đặc biệt nhất, là Người chăm vào những ngày lễ sẽ mang những vật phẩm cúng tế dâng lên các vị thần ở tháp Poshanư. Chú Hương nói những ngày ấy thật khó quên, cảnh người nườm nượp kéo đến rất đông, nối đuôi nhau từ cổng đến tận cửa tháp chính. Ai ai cũng háo hức dâng lên những vật phẩm của mình, xin các vị thần nhũng điều tốt đẹp trong năm. Có khi họ còn ở lại tới đêm, ngủ lại chờ đón khoảng khắc giao thừa hàng nghìn người cứ thế ở lại, khiến cho công tác bảo vệ của chú Hương rất khó khăn.

Chú bảo là “mệt nhưng ấy thế lại vui” cả năm được có mấy lần, làm bảo vệ ở đây buồn lắm con, bây giờ mấy ai người ta đi thăm quan đâu, thấy ai lên đây là thấy vui rồi, giờ chúng nó (bọn trẻ) toàn đi ra biển (gần đó) chỉ có mấy ông, bà lão là thích kiểu du lịch như vậy thôi con. Mình thấy cũng đúng, những người trẻ như mình ít có cơ hội được tiếp cận với văn hóa lịch sử, nên không có nhiều mối bận tâm đến chúng, đôi ba dòng trong sách giáo khoa khô khan khiến cho việc tiếp cận lịch sử và văn hóa đối với chúng mình thật ám ảnh. Nhìn vào mắt chú, mình có một cảm giác rất lạ. Chú là người bảo vệ nơi đây, nó không chỉ là công việc, có lẽ nó đã trời thành thứ mà chú cần phải bảo vệ nó, dường như đó là động lực trong cuộc sống. Chú có vẻ buồn và kì vọng nhiều hơn ở giới trẻ như mình. Chúng ta đang phát triển ở một thế giới hiện đại, vì thế nên tiếp cận rất nhiều với những văn hóa đại chúng tiên tiến. Chúng ta quen dần với những bài nhạc, với những công thức lighroom, những thương hiệu nổi tiếng mà ngó lơ những gái trị văn hóa dân tộc. Chú Hương với cương vị là người giữ gìn văn hóa, chú mong muốn giá trị văn hóa mà chú gìn giữ được lan tỏa hơn, được nhiều người để ý. Cảm nhận được những mong muốn ấy trong chú thật nhiều, tôi là một người có nhiều hứng thú với những điều mà chú kì vọng, tuy nhiên tôi muốn giúp chú tạo ra một cách tiếp cận mới dành cho những người trẻ.

Trong lúc chú và tôi nói chuyện, khá bất ngời vì tôi được chú giới thiệu cho một địa điểm nằm trong quần thể khu di tích mà ít ai biết tới. Đó là Lầu Ông Hoàng, Đây vốn là một biệt thự do Ferdinand d'Orléans, Công tước De Montpensier, cháu nội vua Louis-Philippe I của Pháp xây dựng lên, nhưng đến nay đã bị phá hủy và chỉ còn là tàn tích. Địa danh này cũng được gắn liền với thi sĩ Hàn Mặc Tử trong giai đoạn ông đến thăm Phan Thiết. Ngày nay, tên gọi "Lầu Ông Hoàng" cũng thường được chỉ về khu vực nghĩa trang thành phố Phan Thiết. Nơi đây các tháp Chàm 50 hướng lên trên. Na ná như biểu tưởng Lò Gạch Cũ trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao, vẻ cổ kích pha màu thời gian cùng với sự tàn phá của chiến tranh khiến nơi đây như một quần thể trong ngày hậu tận thế, trơ trọi và hoang tàn. Tọa Lạc tại nơi cao nên có thể ngắm nhìn cả thành phố Phan Thiết, buổi sáng khi những ánh bình minh hửng sáng là thời khắc đẹp nhất để chiêm ngưỡng nơi đây hoặc vào những buổi tối, khi thành phố rực sáng bởi ánh đèn, tạo nên một khung cảnh tránh lệ và huyền ảo. Là nơi gắn với Hàn Mặc Tử bở giai thoại hẹn hò của ông với Mộng Cầm. Một người nghệ với chất thơ ca, ông đã chọn chốn này là nơi hẹn hè thì nơi đó phải xứng danh lắm. Và quả thật như vậy, Lầu Ông Hoàng nhưng một nơi để chúng ta trở nên nhỏ bé với tầm nhìn vun vút về phía chân trời, ngắm nhìn những tấp bận của đời sống bình thường bên dưới, trầm trồ với năng lượng của những cơn sóng ngày đêm không ngừng vỗ bờ.

Khu di tích không chỉ là đại diện cho một nét văn hóa dân tộc người Chăm mà còn là ý trí của quật cường dân tộc. Những ngày biển gầm gừ sóng chẵng lặn, người dân nơi đâu vẫn phải bám biển, chiến đấu với tuần hoàn đáng sợ của tự nhiên, chiến đấu với chúng tìm sự tồn tại. Khi mà con người trở nên nhỏ bé và lênh đênh, những vị thần của Tháp Chàm sẽ khiến niềm tin trong họ sẽ trở nên mạnh mẽ lấp áp nỗi sợ, lấy đó làm động lực bám biển và cố gắng chiến đấu với thiên nhiên giận dữ. Đó không chỉ là tín ngưỡng cao cả của người dân Phan Thiết mà còn ở khắp nơi trên dải đất hình chữ S. Ở đâu cũng có những nét văn hóa và lòng tin cảu riêng họ, đức kính trọng với những tín ngưỡng của dân tộc. Nhờ đó mà trở nên quật cường hơn, mạnh mẽ hơn. Niềm tin vào một thế giới đủ đầy, cố gắng thay đổi theo hướng tích cực. Văn hóa từ đó mà trở nên phong phú đầy thú vị.

Chuyến đi lần này khiến tôi có những suy nghĩ khác về văn hóa dân tộc, không chỉ dừng lại ở “Sách vở, biết chúng ta nên làm gì, có gì” mà phải thực sự trải nghiệm và tìm hiểu chúng, hiểu được giá trị mà chúng mang lại cho cá nhân chúng ta và dân tộc. Là một người của thế hệ trẻ trong một thời đại ngày càng nhiều thay đổi. Tôi ý thức được kỳ vọng của chú Hương rất quan trọng. Không chỉ dừng lại ở sự hiểu biết về văn hóa của dân tộc ta, mà đó còn là cội nguồn, là giá trị của một dân tộc lâu đời. Có lẽ chúng ta không cảm nhận được những giá trị ấy mang lại cho chúng ta điều gì, chính vì thế trách nghiệm gữi gìn, bảo vệ và phát triển là những yếu tố mà chúng ta đã ngó lơ hoặc ít để ý. Sinh ra ở thế hệ sau, chúng ta có nhiều công cụ để tìm hiểu và phát triển những nét văn hóa dân tộc của mình. Tôi sẽ giúp chú Hương tìm cách tiếp cận đến những người trẻ như tôi, nhưng bằng một cách khác, mớ mẻ hơn và dễ dàng để người trẻ có thể hiểu và trân trọng.

Cám ơn chú Hương về những câu chuyện, và cám ơn văn hóa con người nơi đây làm tôi trân trọng hơn giá trị văn hóa của dân tộc mình...


Commentaires


Cám ơn cậu <3

About Me

IMG_4889_edited_edited.png

Viết để hiểu mình !

  • Facebook
  • Instagram
  • YouTube
  • LinkedIn

Bài viết gần đây

Contact !

Cám ơn đã quan tâm <3

Bài viết này thế nàoDở quá Bình thườngĐược áHay nha10 Điểm cô khen !Bài viết này thế nào

© 2021 by Kiên HP created with Wix.com

bottom of page