[ bức thư gửi tôi 40 ]
“Như một sợi chỉ mong manh phải gồng mình chia cắt hai khái niệm đúng và sai… chỉ lệch một chút thôi, mọi thứ xây dựng trước đó cho sự đúng đắn đều sụp đổ!”
Có người đã từng rất yêu thương những người cơ nhỡ ăn xin thiếu thốn, nhưng chỉ vì biết tin ở đâu đó có cả một cộng đồng chuyên giả mạo ăn xin nên đã mất lòng tin và chẳng bao giờ đi thiện nguyện nữa.
Có kẻ đã từng rất kính đức thánh tin vào những vị sư thầy, nhưng chỉ vì một vị sư nào đó làm bậy nên kẻ đó đem lòng khinh bỉ cả một hệ thống đức tin cao đẹp… sinh lòng ghét và bác bỏ với những ý định tốt đẹp theo đuổi ban đầu.
Đúng – sai là hai vấn đề mà con thường quan tâm. Trong mọi hành vi hay khi đưa ra một quyết định, ta luôn cố gắng hướng về cái đúng và tránh cái sai. Cái gì đúng bao giờ cũng được hoan nghênh, còn cái sai thì bị chê trách. Đó là lẽ thường tình, ta không thể ủng hộ cái sai, không thể đồng tình với cái sai, cũng không thể nhắm mắt làm ngơ một cái sai. Cái sai làm ta kinh tởm nên ta không bao giờ muốn mình dính vào. Trái lại, ta yêu chuộng cái đúng, và ta luôn nỗ lực để biến mình thành hiện thân của cái đúng. Khi có ai kết án mình điều gì đó, ta không ngừng biện hộ để giành phần đúng về mình, rằng mình có lý, rằng mình không sai. Ta tự xếp mình vào hàng những người con của chân lý và không thể chấp nhận bất cứ điều gì trái với mình. Giữa đúng và sai dường như luôn có một ranh giới rất rạch ròi. Chuyện đúng – sai trở nên rất quan trọng. Nó hiện diện trong từng phương diện của cuộc sống.
Việc một điều gì đó chúng ta cho là đúng - sai, tốt - xấu đều chỉ là một thời khắc nào đó, nó còn dựa vào thời gian diễn ra, ai là người ra quyết định, điều đó có giống mọi người không và chúng ta có chấp nhận. Một nghiên cứu khoa học không tự dưng trở nên đúng, nó chỉ đúng khi ai đó thuyết phục số đông rằng nó đúng. Mọi thứ chúng ta xây dựng trên thế giới đều trải qua những lần kiểm thử và chứng minh để có một kết luận cuối cùng là đúng và quan trọng hơn hết là được mọi người công nhận.
“Có hay không chúng ta chỉ quan tâm đến việc rạch ròi đúng - sai, trắng - đen mà quên mất giữa hai khái niệm ấy còn có rất nhiều nhầy nhụa màu xám mà không thể quy chúng là Trắng hay Đen?”
Màu xám ấy có ở tất cả mọi nơi, dạo gần đây truyền thông cứ liên tục thông tin về sự “minh bạch” của một số người có ảnh hưởng trong xã hội. Cái màu xám ở đây là điều những việc người ấy đã làm cho xã hội trước đó và điều những người đó đã làm ở thời gian gần đây. Nếu bỏ qua việc minh bạch thì có phải trước đó họ đã là một kí ức tuyệt vời của chúng ta hay sao, nhưng nếu chỉ nhìn vào những việc minh bạch thì có phải chúng ta đã chối bỏ tất cả những công sức họ đã cống hiến. Vậy chúng ta có thực chối bỏ họ không, hay họ đang tồn tại ở vùng màu xám của ranh giới trắng đen?
Những màu xám ấy luôn tồn tại cho dù ta có cố gắng đưa tất cả về trắng và đen. Khi chúng ta yêu, việc đúng sai không nhất thiết phải phân ranh cho rõ. Khi dính đến tình cảm, lý trí không còn đủ tỉnh táo để chen vô nữa rồi! Khi yêu nếu đối phương có sai điều gì đó, ta không coi đều đó là điều ghê gớm khiến ta sinh lòng ghét bỏ, ta cũng không thể giả vờ cho qua chuyện người đó đã làm sai. Ta sẽ hướng trọng tâm về người ấy hơn việc người ấy đã sai điều gì, đều đó giúp cho cả hai có thể sửa chữa những sai lầm đã xảy ra, mở rộng trái tim yêu thương đủ nhiều để bao dung cái sai ấy.
Nhưng có điều màu xám ấy không phải là trắng và đen nên chúng không chịu ở yên một chỗ, vốn chỉ làm những điều mong manh giữa 2 khái niệm kia quá rõ rành. Có thể hôm nay trở nên đúng nhưng mai lại là điều tồi tệ. Không thể quy chụp, không thể cầm lấy càng không thể công khai, có yêu thương và đau khổ thì tự chịu…!
Thời gian có thể biến đúng trở thành đã từng đúng hoặc đã sai!
10 năm trước, bác hàng xóm bảo tôi ngày nào cũng dọn sân cho ông ấy, đổi lại ông ấy sẽ tặng món đồ chơi mà tôi ao ước, khi đó tôi bảo ông ấy đúng là người tốt bụng. 10 năm sau, tôi chỉ nghĩ rằng rõ là ông ta chỉ đang lợi dụng tôi mà thôi, tôi thật ngốc. Có những thứ chúng ta từng nghĩ rằng đó là chân lý và không ngừng đuổi theo cái đúng ấy, nhưng đến khi chúng ta trở nên thay đổi theo thời gian, những điều của quá khứ chỉ còn lại là kỉ niệm, hoặc tệ hơn là ta đã làm sai hoặc nó đã từng đúng.
Mỗi góc nhìn là mỗi khái niệm đúng - sai khác nhau… có lúc nó chỉ đúng với mỗi người mà thôi, đừng quy chụp…!
Có phải hồi nhỏ chúng ta nghe những câu chuyện về trạng Tí, trạng Quỳnh, chúng ta mê mệt những cách giải đố khôn khéo của họ với các sứ giả phương Bắc. Nghe thật thú vị phải không? những cách giải quyết vấn đề ấy được chúng ta truyền tai nhau, cho rằng đó là điều đúng, chúng ta phải nên như vậy… Nhưng có điều, bạn có nghĩ rằng mình đang là vị sứ giả phương Bắc ấy nhìn lại sẽ như thế nào không? tôi xin phép nói lên quan điểm của mình rằng cách giải quyết ấy có phần nhược tiểu, nó chỉ cho thấy cái khôn lỏm mà thôi. Không quy củ, không phải là một hành động giúp người ta nhìn nhận ra bản chất của vấn đề và khiến đối phương không phục. Từ đó mà câu chuyện của dân gian đã xây dựng cho chúng ta chỉ giỏi mẹo, giỏi đối phó mà không giỏi giải quyết vấn đề một cách quy củ và thuyết phục.
“Đúng - sai là do con người quyết định, nếu không phải là quyết định của chúa trời, mọi điều đều có thể bị số đông thay đổi, cái sự đúng đắn lúc này với mỗi người chỉ còn là niềm tin”
Có một thí nghiệm của giáo sư Asch năm 1953 nói về hiệu ứng đám đông rất thú vị. Ông cho 7 người vào một căn phòng nhưng thực chất chỉ có một người là tình nguyện viên còn lại đều là người của ông. Ông yêu cầu tất cả trả lời một câu hỏi rằng que gỗ nào ngắn hơn những que còn lại, tất cả 6 người đều trả lời là sai, chỉ có tình nguyện viên là trả lời đúng. Nhưng sau nhiều lần được hỏi những câu hỏi như vậy, tình nguyện viên đều trả lời khác với những người còn lại trả lời cùng một câu hỏi, khiến người đó tự nghi ngờ chính mình và cuối cùng đã trả lời theo 6 người còn lại.
Vậy vấn đề ở đây là chúng ta đang sống với một cộng đồng đi theo cùng một hướng, chúng ta suy nghĩ khác họ chưa chắc chúng ta đã đúng trong khi mọi điều trên thế giới này đúng - sai đều do số đông tạo dựng lên? Họ nói con bò chỉ ăn cỏ, nhưng vì lý do nào đó vô tình bạn thấy một con bò ăn thịt, bạn cố gắng giải thích cho thế giới thấy sự thật ấy nhưng ai quan tâm bạn vì con bò chỉ ăn cỏ đã được cho là đúng qua bao nhiêu thế hệ? Con bò cũng có thể ăn thịt nhưng nó chỉ đúng với bạn mà thôi, nó có thể được mọi người công nhận khi bạn có thể chứng minh nó đúng và được sự công nhận của rất nhiều người qua nhiều thời gian mà thôi.
kiểu sống bầy đàn mà :)