[ bức thư gửi tôi 35 ]
Dạo gần đây những nghĩa tưởng của tôi về một nơi nào đó tách biệt với xã hội cứ liên tục xuất hiện trong đầu. Không biết là vì sao nó đến, vì sao nó lại tồn tại trong tâm trí tôi. Có lẽ nó đã khơi gợi một nỗi ký ức đã từng là mong mỏi do chính tôi dựng lên từ khi là một thằng nhóc cấp 3.
Mấy nay tôi đang chuyển dần việc xem video thành nghe Podcast vào mỗi đêm khi không ngủ được. Tôi có nghe rất nhiều podcast của Vietcetera, cụ thể là những số của series Have A Sip. Series là những cuộc trò chuyện do MC Thùy Minh và những khách mời là những người có ảnh hưởng trong xã hội. Ở đó họ trò chuyện với nhau, nói về những vấn đề quanh mình, sẽ không có một chủ đề nào là bắt buộc cả, họ nói về mọi thứ, miễn là nó có thể tự nhiên và thật với họ nhất. Và có một câu hỏi mà MC Thùy Minh luôn luôn hỏi khách mời của mình là: “Nếu bạn bị mắc ở một hòn đảo, không biết ngày trở về, và nếu được mang theo một thứ, bạn mang thứ gì?”
Để coi nào? tôi và bạn cùng dành ra 2 phút và suy nghĩ lúc đó mình cần mang gì nhé!
...“2 phút”...
Trước khi nói chuyện tôi sẽ mang gì, mình cùng thảo qua những người khác họ mang gì trong chương trình Have A Sip nhé!
Đầu tiên là Vũ, người ta biết đến anh qua những bản nhạc thật buồn, mà dạo gần đây bài hát tôi hay nghe nhất của anh là “Bước qua mùa cô đơn”. Trong chương trình, anh chọn một cuốn sách. Cuốn sách ấy tên là 1Q84, tôi phát mất đến 10 lượt replay mới có thể nghe ra được tên cuốn ấy. Một cuốn sách nói về tình yêu vượt qua các thế giới, tôi phải mất khá nhiều thời gian tìm hiểu về chúng. Và đối chiếu với Vũ, anh hay mượn những buổi nhậu để tìm hiểu những người quanh mình, một chất nghệ sĩ với những bản nhạc buồn như anh hình như không thể thiếu những cảm xúc của con người mang lại. Và đến lúc ở một mình trên đảo, anh chọn vị của tình yêu hay thứ tình cảm gì đó giữa người với người, Tôi nghĩ thế… Tôi nghĩ không hẳn cuốn sách là điều anh cần theo nghĩa đen, mà thông qua cuốn sách ấy, anh cần ai đó hơn, cô đơn đối với anh đủ rồi…
Đến với Phương Nam, thành viên chủ chốt của Sài Gòn Tếu, một nhóm hài độc thoại tiêu biểu của Việt Nam. Qua cuộc nói chuyện, tôi thấy anh là một người rất lạc quan, là người có cái nhìn phóng khoáng về mọi thứ. Nam có nhiều năng lượng, à không đúng hơn là nhiều sức hút, một sức hút đặc biệt khiến cho người ta không bực mình vì chuyện nói nhiều của anh. Có lần Nam nói chuyện với người bạn đang học bài chăm chỉ, họ lại có thể dừng việc học và nói chuyện với anh rất vui vẻ, và tất nhiên điều đó không làm họ thấy phiền, Nam kể lại. Và khi được hỏi, nếu phải mang thứ gì khi lên đảo, anh chọn một chiếc áo khoác. Với lý do anh cần thứ gì đó khiến anh cảm thấy an toàn và thoải mái trước khi nghĩ đến việc làm cái gì đó khác ở trên hòn đảo này. Ồ hóa ra anh ấy cần một tín vật để khiến mình có nhiều tinh thần hơn… anh quan tâm đến việc làm mình ổn trước tất cả mọi điều…
Còn nếu là tôi? … đợi tôi một chút
![](https://static.wixstatic.com/media/9d3045_9644cc9a776f4c07b5a59da758e4e81b~mv2.jpg/v1/fill/w_980,h_653,al_c,q_85,usm_0.66_1.00_0.01,enc_auto/9d3045_9644cc9a776f4c07b5a59da758e4e81b~mv2.jpg)
Đăk Hà, tháng 11 năm 2017
TP Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2021
Gần 21 tuổi, một vùng đất mới đã xuất hiện và chính tôi đang sống ở đó. Tôi được tự do làm điều mình muốn, chính xác là những gì mà trước đây tôi khó có thể làm được. Đi mọi nơi, mua những thứ mình thích, gặp ai muốn gặp, đúng như một giấc mơ. Nhưng… cho đến khi Covid xuất hiện, không biết có phải là may mắn hay xui xẻo không mà tôi được hưởng trọn 02 lần giãn cách của thành phố, và việc ở trong phòng nó giống hệt như một hòn đảo cô đơn giữa đại dương vậy. Đúng như những gì mà vài năm trước đó tôi từng mong muốn, nhưng có vẻ tệ hơn nhiều…
Tôi nhớ đến chuyện Rừng Nauy, nơi có nhà nghỉ Ami gần Tokyo và tách biệt khỏi thế giới. Ở đó họ tự cung tự cấp, con người sống với nhau như thời công xã, ôn hòa và hài lòng. Cũng giống như một cái đảo nhưng lớn hơn. Nhưng các bạn biết gì không, họ khác tôi, họ có sự kết nối giữa người với người. Đó là khu bệnh viện điều trị tâm lý cảm xúc, sự kết nối giữa các bệnh nhân với nhau, giữa “cán bộ” và bệnh nhân, Còn tôi thì kết nối với thế giới qua chiếc laptop và điện thoại. Giống như những chàng trai mắc chứng “hikikomori” ở Nhật bản, chỉ biết ở nhà và ngại giao tiếp với thế giới xung quanh. Tôi làm mọi thứ mình thích, nhưng tôi chỉ có thể làm trong phạm vi 25m2 mà thôi. Mọi cố gắng để giải tỏa đi sự cô đơn càng khiến cho bản thân không để quên đi sự cô đơn ấy, người ta thường bảo “người bị đau chân có bao giờ quên đi cái chân đau cửa mình bao giờ đâu?”
Nhiều người hỏi tôi “ở phòng một mình có buồn không?” Nếu tôi bảo là “không” nghĩa là tôi đang nói dối. Nhưng nếu bảo là “có” thì chưa chắc đó là câu trả lời trọn vẹn. Tôi không thể biểu hiện nỗi buồn ấy bằng thang đo, vì nó thuộc về tâm trạng, nhưng chắc chắn nó sẽ ở mức bình thường trở xuống. Ở hòn đảo của chính mình ta có thể thoải mái nhất với bản thân, Ở phòng ở với người ta tin tưởng hay bất cứ nơi nơi nào thoải mái đều gọi là hòn đảo.
![](https://static.wixstatic.com/media/9d3045_f57401ce5a7b48ec83e754c741ae6f6f~mv2.jpg/v1/fill/w_381,h_193,al_c,q_80,enc_auto/9d3045_f57401ce5a7b48ec83e754c741ae6f6f~mv2.jpg)
Chỉ đến khi lớn hơn, đến tận bây giờ, được đi nhiều hơn, tôi mới nhận ra, “tôi không cần một hòn đảo” Hồi xưa tôi coi đó là thiên đường còn bây giờ tôi coi nó là nhà tù giam lỏng. Giống như khu bảo tồn, tự do nhưng vẫn chỉ ở một vùng! … nếu có thể, tôi muốn được ở trên hòn đảo ấy vài lần trong những khoảng thời gian ngắn ngủi, Đó sẽ là cách tốt cho tôi nạp năng lượng, bình tĩnh và suy nghĩ về chính mình.
Cái chính ở đây tôi muốn nói là sự kết nối, Tôi vốn dĩ không chịu được việc mình bị thế giới bỏ lại, và luôn tin rằng thế giới không đủ nhẫn tâm để có thể làm điều ấy. Và bạn biết không, tôi đã từng cố gắng bỏ mặc thế giới và chờ xem điều gì sẽ đến với tôi. Bạn biết kết quả là gì không? Nhưng một luật nhân quả, tôi bị thể giới bỏ mặc lại. Tuy thế giới chỉ có thể làm điều ấy với tôi một cách bị động, nhưng nó mạnh mẽ hơn nhiều cách mà tôi làm với thế giới. Sự kết nối của chúng ta với thế giới là điều mà trước đây khi còn là giống loài sống theo công xã chúng ta đã rất cần phải làm điều đó rồi. Thế nên đừng cố gắng ở một mình, đừng thỏa hiệp với nỗi cô đơn. Có đôi lúc bạn sẽ nhận ra, khi đã kết nối quá nhiều, bạn sẽ cần phải dừng nó lại một lúc, sống chậm hơn và kết nối với chính mình. Hãy kết nối đủ lâu để hiểu chính mình nhé và “hòn đảo” là xúc tác rất tốt cho bạn lúc này.
Trở lại với câu hỏi “Nếu lạc tới một hòn đảo, bạn mang gì theo?”
Nếu hỏi tôi vào năm 2017, tôi sẽ cầm theo một cái rìu. Vì ở cái tuổi “lý thuyết” ấy tôi nhìn đời lúc nào cũng với cặp mắt logic, tự nghĩ là mình cần phải làm gì để có thể sinh tồn một mình trên đảo. Cái rìu lúc này có phải rất hợp lý hay sao? nó là công cụ giúp ta tiến nhanh hơn đến văn mình thời nay mà tổ tiên ta hay dùng. Còn ở hiện tại nếu hỏi tôi cần phải mang một thứ gì lên đảo, thì chắc tôi sẽ mang một con gấu bông. Đơn giản thôi vì nó giống như con người những lúc tôi cần tinh thần. Những thứ khác như con dao, hộp diêm,... có lẽ sẽ thích hợp hơn nhưng tinh thần giúp tôi vượt qua tất cả. Vì ở trên đảo cô đơn lắm, ít nhất là tôi phải có sự kết nối với người, nếu không chắc chỉ vài ngày sau tôi đang giấp ngoái ở bờ biển rồi…
Còn bạn ? Nếu lạc tới một hòn đảo, bạn mang gì theo?
À ... mình nghĩ mình sẽ mang theo bạn của mình ... bạn mình biết nói chứ con gấu bông của bạn k biết nói :)))
Hmmm nếu biết trước mình sẽ lạc ở đảo một mình thì tui sẽ không đi ra khơi. Còn nếu buộc phải đi và xui rủi phải gặp tình huống đó thì ngoài cái thân ta sẽ không có quyền lựa chọn. Đồng quan điểm với bạn rằng phải có tinh thần, sự kết nối thì cái gì cũng có thể tiếp tục. Cảm ơn chia sẻ thêm nhiều quan điểm và khía cạnh về sự kết nối. Đôi khi một mình cũng là thời điểm để mình suy ngẫm, nhìn lại và chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ. Không phải ai cũng hưởng thụ và tận dụng được, nó là 1 dạng năng lực (nó giúp mình phát hiện…