[ bức thư gửi tôi 31 ]
Từng chút một, cứ mỗi ngày, chúng ta sẽ gặm nhấm khoảng thời gian mang tên cuộc sống mà chúng ta được trao trên thế giới này. Để rồi nhìn lại mới thấy, sức nặng của ký ức bấy lâu nay cứ dồn nén chất đống lên trái tim ta, buộc ta phải nhìn nhận và thay đổi, ta gọi sức nặng này là sự chín chắn.
Tuy nhiên trên thế gian này sẽ đốc thúc chúng ta phải trưởng thành, như thể hối thúc chúng ta phải thay đổi, chúng ta phải trưởng thành, phải đi đâu đó ra thế giới kia mà kiếm cơm ăn. Thậm chí, thế gian bạc bẽo này còn nâng lên hạ xuống sự chín chắn ấy ngay khi ta chỉ mới ở mức độ đủ khả năng đếm được tuổi của mình. Chẳng rõ có phải vì thế mà khi lớn lên đến một mức độ nào đó, một trong những câu nói chúng ta phải nghe nhiều nhất là “hãy trưởng thành đi”. Nhớ rõ khi tôi còn là một đứa nhóc, anh tôi khi đó có những lần đã cãi vã với tôi, khi đó bố mẹ tôi thường nói ra những câu với anh tôi kiểu như “làm anh chị thì phải nhường em, mày lớn thế rồi còn dành với em à!”. Chúng ta hồi nhỏ, lắm lúc cũng phải nghe những câu kiểu như vậy. Khi trở thành người lớn, lỡ như ta thực hiện một hành động ấu trĩ, những người xung quanh sẽ nhăn trán lại và lại bảo: “có mỗi cái việc cư xử cho chín chắn mà cũng không làm được”. Để đến lúc khi chúng ta già đi, chẳng may rơi phải vào một tình yêu, chúng ta lại trở thành những kẻ có lập trường không thể chín chắn? Ta chưa từng đề nghị, nhưng năm tháng đã tự ý bước vào trong tâm hồn ta và giờ chúng lại siết chặt lấy ta, bắt ta phải trả giá điều đó. Cuối cùng, tháng năm tước đi tước đi sinh mạng của ta như thể thay cho hành động đòi hỏi sự chín chắn, thế mới thấy, năm tháng sao mà quá vô tình và tàn nhẫn.
![](https://static.wixstatic.com/media/9d3045_92fb03189f9f41749c3525a3266dca73~mv2.jpg/v1/fill/w_980,h_653,al_c,q_85,usm_0.66_1.00_0.01,enc_auto/9d3045_92fb03189f9f41749c3525a3266dca73~mv2.jpg)
Chúng ta thường hay nói “trẻ con phải cho ra trẻ con, người lớn phải cho ra người lớn”. Tiêu chuẩn để phân định hai khái niệm này ở phương thức hành động theo hướng coi mình là trung tâm hay coi hiện thực là trung tâm. Nghĩa là, nếu hành động theo nguyên tắc theo hiện thực thì là người lớn còn nếu “thích thì làm”, tùy hứng thì đó là trẻ con. Thế nên, kiểu người lớn mà hay gạt hiện thực sang một bên chỉ là những điều muốn làm, điều thích thì làm thì người lớn đó gọi là người lớn thiếu chín chắn.
Thế mới thấy bọn trẻ cho rằng người lớn chỉ toàn một đám thực dụng, là những kẻ chán òm và không có ước mơ, không biết lãng mạn và chỉ quan tâm đến những thứ thuộc về thực tế. Trong khi nó, người lớn lại bị đè nén và bất lực trước những áp lực từ cuộc sống, áp lực của trưởng thành đang đè nặng lên đôi vai mình. Đến một độ tuổi nào đó, chúng ta phải chấp nhận những quy tắc khô khan của hiện thực, vậy mới thấy, mức độ kỳ vọng để chín chắn với người lớn là hết sức nặng nề.
Ngay từ lúc buộc phải bước qua ranh giới của người lớn và trẻ con, những câu nói kiểu như “khi đã là người lớn chúng ta phải như… thế này thế kia” chúng như trở thành gánh nặng mà chúng ta và cuộc sống đang tự trao cho mình. Người lớn phải có công việc ổn định, kiếm được tiền, khiến cho gia đình hạnh phúc, phải có người yêu và kết hôn… phải như thế mới là người lớn. Chưa kể việc người lớn phải tự động biết cách để thành công? khi đã lớn họ phải tự thực hiện hết mọi điều cũng như phải biết sống sao cho tử tế, sống cho được lòng mọi người.
Người lớn cũng phải chịu trách nhiệm với lời nói của mình lớn hơn. Đôi khi, dù không phải việc do mình gây ra nhưng người lớn phải có mặt ở đó và phải chịu trách nghiệm cho việc đó.
Không chỉ thế, người lớn không được dễ dàng dao động hay quá khích, lúc nào cũng phải duy trì lý tính và có thể đưa ra một phán đoán hợp lý, sai sót của lũ trẻ thường được rộng lòng tha thứ. Ngay từ giây phút trở thành người lớn, sai sót là điều khó mà chấp nhận. Đôi khi vì sai sót, ta thậm trí ta còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Không được đưa ra những phán đoán sai lệch do cảm xúc bị chi phối, cũng không được quá phát cuồng hay cáu giận vì một điều vụn vặt nào đó. Từ trước giờ người lớn luôn phải điềm tĩnh, phải biết kiềm chế cảm xúc, dù buồn vui thế nào cũng không được để người khác thấy mình rơi lệ. Những quy tắc như người lớn không thể được như thế này, chẳng được thế nọ tồn tại trong tất cả mọi chuyện… mệt não.
Khi còn nhỏ, tôi xem người lớn là những người khổng lồ, to khỏe, có thể làm được bất cứ điều gì mình muốn. Vậy nên từ lúc còn bé đã muốn lớn thật nhanh, nhưng khi đã lớn lên rồi tôi mới thấy hóa ra không phải như vậy. Dù thế gian có rất nhiều câu nói động lực như “hãy làm theo điều bạn muốn” nhưng tất cả mọi thứ đều đính kèm điều kiện kiểu như “muốn sống tuyệt vời để người khác ngưỡng mộ ư? vậy thì hãy kiếm thật nhiều tiền đi…” Cũng chính vì thế mà từ khi trở thành người lớn, ta chỉ muốn mình bé lại, sống như những ngày ấu thơ.
Vậy thì người lớn là gì? vì điều gì mà ta kỳ vọng và chất thêm gánh nặng cho người lớn nhiều đến thế. Thực ra bất kỳ người lớn nào cũng chẳng thể biết mọi thứ, có thể chịu hết trách nghiệm, không phạm sai lầm, không bị giao động trước cảm xúc hay biết cách cư xử hợp lý ở mọi lúc mọi nơi. Dù là bất kỳ người trưởng thành nào đều có những khiếm khuyết, cũng sẽ mắc sai lầm. Thêm vào đó, chúng ta là con người nên có lớn thêm tuổi, vẫn sẽ bị tác động bởi cảm xúc. Người lớn cũng biết khóc và sợ hãi. Họ có cũng có những lúc run rẩy và nhiều lúc ngây ngô hơn những đứa trẻ.
Thế gian này có nhiều những kiểu người, mỗi người trong số đó có cách duy trì phương thức riêng của mình, cố hòa hợp với nhau để sống. Người lớn chính là kẻ vác trên vai gánh nặng của đời mình mà bước đi, chẳng qua là khi còn bé vẫn chưa có đủ sức mạnh, gánh nặng ấy được cha mẹ và xã hội gánh vác cho mà thôi. Đến khi sức mạnh lớn hơn, chúng ta phải tự mang vác lấy nó, tất cả đều nặng nề và mệt mỏi. Khi cha mẹ gánh vác, dù không nhận ra những ta buộc phải đi theo phương hướng và sự dẫn lối cả ba mẹ, Chỉ đến khi tự mang vác ta mới có thể tự đi trên chính con đường của mình. Đôi lúc ta chỉ có thể ngồi nghỉ mát dưới một bóng cây, sau đó sẽ đi tiếp. Ta có thể đi theo đường lớn hoặc đường mòn, đi thật lâu và nhặt nhạnh những thứ có ích, sau đó có thể đánh một giấc ngủ dài sau một ngày…
Đến lúc đó, khi ta đã trưởng thành, cha mẹ sẽ không còn hiểu ta đang nghĩ gì, phương hướng của ta ra sao, họ chỉ có thể ở nhà gọi điện và nhắc nhở bạn giữ gìn sức khỏe mà thôi...
Comments